15+ cách tiếp cận khách hàng online hiệu quả

15+ cách tiếp cận khách hàng online hiệu quả

Trong thời đại 5.0, khi nhu cầu mua hàng trực tuyến ngày càng tăng nhanh, tìm cách tiếp cận khách hàng online là một xu hướng tất yếu đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngay tại thời điểm hiện tại vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp chưa biết cách tiếp cận khách hàng mới qua mạng như thế nào để nâng cao doanh thu và lợi nhuận. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tham khảo những cách tiếp cận khách hàng online mới nhất, hiệu quả nhất 2023. 

Cách tiếp cận khách hàng online

1.1. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm được xem là một trong những cách thức tiếp cận khách hàng tiềm năng hiệu quả hiện nay. Khi website của doanh nghiệp xuất hiện trên Google cũng như các công cụ tìm kiếm khác, doanh nghiệp sẽ sở hữu một lượng lớn người truy cập, theo thời gian chuyển đổi thành những người mua hàng, gia tăng doanh số hiện tại. 

Những người sử dụng công cụ tìm kiếm thường là những khách hàng tiềm năng thực sự có nhu cầu mua hàng. Vì vậy, nếu website của doanh nghiệp không tối ưu hóa công cụ tìm kiếm thì có thể bỏ lỡ những khách hàng tốt nhất. 

Để website của doanh nghiệp leo lên được vị trí top đầu trong kết quả tìm kiếm, doanh nghiệp cần đảm bảo một số yếu tố như:

  • Tạo nhiều liên kết tự nhiên đến website của doanh nghiệp từ các trang website khác; 
  • Nội dung website độc quyền, không trùng lặp; 
  • Độ tin cậy cao; 
  • Tối ưu hóa cấu trúc và các yếu tố khác của website.

SEO là cách tiếp cận khách hàng mới ưu việt

SEO là cách tiếp cận khách hàng mới ưu việt 

1.2. Xây dựng kênh blog

Bên cạnh SEO, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng blog để tiếp cận khách hàng mục tiêu. Sau khi đã có một lượng người đọc ổn định, bạn có thể chèn hyperlink vào bài viết, sử dụng các nút kêu gọi hành động nhằm mục đích đưa người dùng đến trang bán hàng của doanh nghiệp. 

Mặt khác, thông qua các bài viết, blog có thể khơi dậy nhu cầu mua sản phẩm của người tiêu dùng. Một số doanh nghiệp còn chọn blog làm phương tiện xây dựng hình ảnh thương hiệu, thu hút khách hàng trung thành…

1.3. Sử dụng email marketing

Thời gian gần đây, email marketing đã trở thành một kênh tiềm năng để thực hiện khai thác và tiếp cận khách hàng. Một số ý tưởng tiếp cận khách hàng thông qua email marketing phổ biến hiện nay như: Mời khách hàng đăng ký nhận email; Xây dựng nội dung email có giá trị; Giới thiệu sản phẩm mới của doanh nghiệp đến khách hàng; Cung cấp ưu đãi, chính sách mua hàng dành riêng cho người đăng ký.

Tiếp cận khách hàng mục tiêu qua Email Marketing

Tiếp cận khách hàng mục tiêu qua Email Marketing

1.4. Cách tiếp cận khách hàng trên Facebook

Facebook được đánh giá là kênh tiếp thị khách hàng tiềm năng cực hiệu quả với tỷ lệ chuyển đổi cao. Bởi đây được đánh giá là trang mạng xã hội có lượng người dùng hoạt động lớn nhất mỗi ngày. 

Doanh nghiệp có thể thực hiện tiếp cận khách hàng online thông qua nền tảng này với các hình thức: Thông qua trang cá nhân; Fanpage facebook; Group facebook.

1.5. Cách tiếp cận khách hàng trên Instagram

Tương tự facebook, Instagram cũng được coi là kênh tiếp thị đem lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. Với nền tảng instagram, bạn có thể cân nhắc các cách tiếp cận khách hàng bằng cách: 

  • Đăng tải hình ảnh sản phẩm đẹp mắt lên trang cá nhân; 
  • Tổ chức các chương trình give away, mini game thu hút sự chú ý của khách hàng; 
  • Spam tin nhắn về các chương trình khuyến mại; 
  • Follow khách hàng tạo mối quan hệ thân thiết để dễ dàng tiếp cận, tư vấn,...

1.6. Cách tiếp cận khách hàng trên Shopee

Bằng việc mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử shopee, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng cũng như nhiều cơ hội bán hàng hơn. Doanh nghiệp có thể tham khảo một số hình thức bán hàng thông qua shopee như: 

  • Đăng sản phẩm của mình lên kênh bán hàng; 
  • Kích thích hành vi mua hàng của khách hàng thông qua các chương trình giảm giá; 
  • Livestream vào khung giờ vàng; 
  • Giới thiệu sản phẩm kết hợp tặng quà, khuyến mại; 
  • Tổ chức mini game,...

Cách tiếp cận khách hàng trên Shopee không thể bỏ qua

Cách tiếp cận khách hàng trên Shopee không thể bỏ qua

1.7. Cách tiếp cận khách hàng trên Tiktok Shop

Tiktok dù chỉ là nền tảng mới nhưng hiện tại đang thu hút rất nhiều người tham gia và sử dụng bởi những video thú vị mà nó mang lại. Song song với việc giải trí, nền tảng đã tích hợp Tiktok Shop - nơi mọi người có thể mua bán nhanh chóng và tiện lợi. 

Người bán có thể tận dụng nền tảng này để tiếp cận khách hàng online một cách hiệu quả. Cách đơn giản nhất là đăng tải các video ngắn giới thiệu các sản phẩm của mình trên trang Tiktok từ đó thu hút khách hàng đến với gian hàng điện tử của mình. Lưu ý là khi xây dựng video cần đảm bảo nội dung hấp dẫn, thu hút, phù hợp với mặt hàng của doanh nghiệp cũng như nhóm đối tượng mà doanh nghiệp đang hướng đến.

1.8. Cách tiếp cận khách hàng trên Linkedin

Linkedin được biết đến là một cách tiếp cận khách hàng b2b đạt kết quả tốt. Để thành công với phương thức này, bạn phải xây dựng hồ sơ Linkedin chuyên nghiệp, chú trọng tới mạng lưới kết nối và tương tác với những người dùng khác. 

Để tìm kiếm khách hàng trên Linkedin doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ tìm kiếm, bộ lọc của nền tảng và tiếp cận người người dùng phù hợp với mục đích kinh doanh của doanh nghiệp.

Linkedin là một cách tiếp cận khách hàng B2B đầy tiềm năng

Linkedin là một cách tiếp cận khách hàng B2B đầy tiềm năng

1.9. Cách tiếp cận khách hàng trên Twitter

Tuy không được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam nhưng Twitter lại rất phổ biến ở nước ngoài, do đó doanh nghiệp có thể tận dụng nền tảng này để tiếp cận khách hàng nước ngoài. 

Khi một doanh nghiệp có nhiều người follow trên twitter thì chính những người này sẽ đóng góp làm tăng độ nhận diện hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp bằng các tweet và hashtag về sản phẩm và tên doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho nhiều khách hàng tin tưởng và quyết định lựa chọn sản phẩm của bạn. 

1.10. Quảng cáo PPC

Quảng cáo PPC là một trong những chiến lược trực tuyến mà doanh nghiệp có thể lựa chọn để tiếp cận với khách hàng online. Hình thức này giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí quảng cáo, dễ dàng theo dõi hiệu quả chiến dịch để có phương án khắc phục nhanh chóng. 

Tuy nhiên, quảng cáo PPC cũng có một số nhược điểm mà doanh nghiệp cần lưu ý khi sử dụng như: Có nguy cơ chi tiêu nhiều hơn và chuyển đổi ít hơn, điểm số liên quan đến quảng cáo của doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng làm giảm tần suất quảng cáo của doanh nghiệp được hiển thị trên nền tảng.

1.11. Xây dựng group, cộng đồng khách hàng doanh nghiệp

Hiện nay, việc xây dựng và phát triển group, cộng đồng khách hàng của doanh nghiệp cho thấy nhiều lợi ích hơn so với xây dựng fanpage. Các đối tượng tham gia group thường là đã biết đến hoặc có sự quan tâm nhất định đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp nên việc tiếp cận khách hàng trong group sẽ đơn giản và có tỷ lệ thành công cao hơn. 

Khi xây dựng group doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Tạo quy tắc ứng xử, phân chia thẻ mục rõ ràng;
  • Tương tác và lắng nghe ý kiến đóng góp của các thành viên trong group;
  • Đăng bài vào các giờ cao điểm, hạn chế spam;
  • Duy trì chất lượng nội dung bài viết và tạo bất ngờ cho các thành viên để làm tăng tỷ lệ thành công.

1.12. Sử dụng tiếp thị liên kết

Tiếp thị liên kết là mô hình kinh doanh online sử dụng mạng lưới cộng tác viên trung gian giúp doanh nghiệp đưa thương hiệu của mình đến gần hơn với khách hàng thông qua việc giới thiệu đường link sản phẩm của doanh nghiệp. Để tạo sự thu hút với khách hàng, tăng khả năng thành công, các đường link thường được đính kèm với các nội dung như video, hình ảnh, bài đăng trên mạng xã hội.

Để xây dựng mạng lưới Affiliate một cách đơn giản và hiệu quả, các doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm chăm sóc khách hàng SaleKit.io thông qua tính năng Affiliate.

Tính năng này cho phép khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới đến với thương hiệu/doanh nghiệp của bạn, hoặc để người tiếp thị giới thiệu đến khách hàng và sẽ nhận được phần quà, hoa hồng từ doanh nghiệp khi đủ số lượng theo yêu cầu của doanh nghiệp. Nhờ tính năng Affiliate, chủ doanh nghiệp có thể gia tăng nhanh chóng số lượng khách hàng quan tâm đến sản phẩm mà không cần mất quá nhiều chi phí truyền thông, quảng cáo. 

Tính năng Affiliate của Salekit

Tính năng Affiliate của Salekit 

1.13. Xây dựng Landing page

Nhờ khả năng tạo ảnh hưởng và mang lại hiệu quả cao, Landing page đang dần trở thành công cụ quảng cáo yêu thích được các doanh nghiệp lựa chọn để tiếp cận khách hàng online. Landing page có thể hoạt động 24/24, giúp doanh nghiệp khơi gợi nhu cầu mua hàng của khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi, từ đó làm tăng hiệu suất bán hàng của doanh nghiệp.

1.14. Cách tìm kiếm và bán hàng trên forum

Ngày nay, các forum và diễn đàn dần trở thành kênh bán hàng hiệu quả, dễ dàng tiếp cận khách hàng của doanh nghiệp. Thông qua forum, doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng cũng như bán hàng bằng cách: Tạo ra những bài viết có nội dung hay, chất lượng mang nhiều giá trị chia sẻ, kết hợp giới thiệu sản phẩm qua các bài viết, thiết kế hấp dẫn, đẹp mắt, đa dạng nội dung để tiếp cận nhiều đối tượng,...

1.15. Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên thiết bị di động

Điện thoại di động đã trở thành vật dụng thiết yếu đối với hầu hết mọi người. Chính vì thế, việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên thiết bị di động là hết sức cần thiết và là một yếu tố quan trọng đảm bảo thành công của chiến dịch tiếp cận khách hàng online của các doanh nghiệp.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên điện thoại

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên điện thoại 

Xem thêm: cách tiếp cận khách hàng bảo hiểm nhân thọ hiệu quả

4 bước biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thật

2.1. Thấu hiểu sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp

Là người bán hàng, doanh nghiệp và người tư vấn cần hiểu rõ về sản phẩm và dịch vụ của mình. Muốn khách hàng hiểu rõ, tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của mình thì trước hết chính bản thân mình phải hiểu rõ về nó. Chính vì thế, doanh nghiệp cần thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, huấn luyện giúp nhân viên nắm rõ thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp từ đó mới có thể nâng cao hiệu quả bán hàng.

2.2. Xác định mục tiêu

Không chỉ trong tiếp cận khách hàng, mà trong bất cứ việc gì nếu muốn đạt được thành công thì ngay từ ban đầu cần xây dựng rõ ràng mục tiêu mà mình muốn hướng đến. Khi đã xác định được mục tiêu, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng kế hoạch, các phương án, các cách tiếp cận khách hàng phù hợp để đạt được mục tiêu đó. Việc xây dựng mục tiêu ngay từ ban đầu cũng giúp doanh nghiệp trong quá trình tiếp cận khách hàng đánh giá xem liệu mình có đang đi đúng hướng hay không, tránh xảy ra sai sót.

2.3. Phân tích phản hồi của khách hàng

Phản hồi khách hàng là những đánh giá, suy nghĩ của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Để đảm bảo chiến lược tiếp cận khách hàng tiềm năng đạt hiệu quả, các doanh nghiệp cần thu thập cũng như phân tích, đánh giá phản hồi của khách hàng dành cho sản phẩm. 

Thông qua phân tích phản hồi khách hàng, doanh nghiệp có thể đánh giá phần tốt và chưa tốt của sản phẩm cũng như của nhân viên, từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện, xử lý những vấn đề còn tồn đọng. Doanh nghiệp có thể thu thập phản hồi khách hàng thông qua: Phỏng vấn cá nhân, khảo sát bằng email, trang web,...

Để dễ dàng phân tích phản hồi khách hàng hàng cũng như đảm bảo tính chính xác cao, doanh nghiệp có thể sử dụng phần mềm Salekit.io với nhiều ưu điểm được tích hợp như:

  • Gửi chiến dịch email cho danh sách khách hàng: Đây là tính năng nổi bật của Salekit, thông qua tính năng này doanh nghiệp có thể gửi email đến hàng loạt khách hàng tiềm năng hoặc tất cả khách hàng một cách đơn giản và dễ dàng với tốc độ gửi tin là 100 tin/phút. Nhờ tính năng Broadcast này, doanh nghiệp có thể dễ dàng thu thập phản hồi của khách hàng, tiết kiệm được thời gian và kinh phí.
  • Sau khi gửi email cho hàng loạt khách hàng từ danh sách cụ thể, thông qua Salekit.io doanh nghiệp có thể xem thống kê chi tiết để đánh giá hiệu quả chiến dịch của mình.
  • Phân tích phản hồi khách hàng qua Salekit.io, giúp doanh nghiệp cải thiện lòng trung thành của khách hàng đối với mình, nâng cao trải nghiệm khách hàng tối hơn. 
  • Thu thập và phân tích phản hồi khách hàng thông qua Salekit.io, giúp khách hàng cảm thấy được giá trị của họ, cải thiện sự hài lòng của khách hàng. Qua đó, lôi kéo họ thành khách hàng trung thành với doanh nghiệp, giúp tăng trưởng kinh doanh.

2.4. Xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng

Khách hàng mục tiêu là một trong những yếu tố doanh nghiệp không thể phớt lờ khi xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng. Khách hàng là người mua và cũng là người quyết định doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp đối với một sản phẩm/dịch vụ. 

Khi đã hiểu rõ về khách hàng mục tiêu của mình, doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng chân dung khách hàng tiềm năng đối với từng loại sản phẩm. Qua đó, bạn sẽ lựa chọn được cách tiếp cận khách hàng tiềm năng phù hợp với từng nhóm khách hàng, tăng hiệu quả bán hàng, đồng thời tránh các sai lầm không đáng có cũng như các loại chi phí phát sinh.

Thu thập phản hồi và thông tin khách hàng qua Salekit

Thu thập phản hồi và thông tin khách hàng qua Salekit 

Thông qua bài viết trên, hy vọng các doanh nghiệp có thể hiểu rõ và áp dụng thành công cách tiếp cận khách hàng online trên. Đừng quên kết hợp thêm các phần mềm thông minh như Salekit.io để nâng cao hiệu quả cho các chiến lược tiếp cận khách hàng nhé! 

Phần mềm hỗ trợ bán hàng đa kênh Salekit

Bài liên quan