Xác định tần suất gửi Email hợp lý giúp tăng tỷ lệ mở đến 85%
Một chiến dịch Email Marketing thành công thì tần suất gửi email được đánh giá là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng. Vậy nên gửi Email với tần suất như nào để tăng khả năng khách hàng mở email?
Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm câu trả lời! Cùng theo dõi nhé!
Tại sao cần xác định tần suất gửi Email
Hãy nghĩ xem: Mỗi ngày khách hàng của bạn nhận được rất nhiều email được gửi đến hòm thư. Các mail này giống nhau và dày đặc đến nỗi họ không muốn mở ra đọc từ đó làm giảm khả năng tiếp cận khách hàng qua email. Lúc đó bạn nhận ra không phải cứ nhiều là tốt.
Ngược lại, với tần suất gửi mail quá ít, khách hàng sẽ dần quên bạn là ai, họ không còn hứng thú khi nhận thư từ bạn và tệ hơn là hủy đăng ký và “thẳng tay” cho chúng vào “thùng rác”.
Do đó, một gửi email với tần suất phù hợp và thông minh là cực kỳ quan trọng.
Xác định tần suất gửi email phù hợp
Dưới đây là một số nguyên tắc giúp bạn quyết định tần suất gửi email khi triển khai chương trình email marketing của mình. Tuy nhiên, bạn không nên quá bó buộc trong những quy định này bởi lẽ những nguyên tắc này sẽ thay đổi cho phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau.
- Xác định ngưỡng tối đa và tối thiểu khi gửi email
Xác định tần suất gửi mail tối đa (Ví dụ không quá 2 email/tháng cho một người sử dụng) là việc bắt buộc phải làm, nhưng bạn cũng nên cân nhắc tới các tiêu chuẩn tối thiểu. Dù danh sách của bạn dài hay ngắn, có 500 hay 500.000 người nhận, bạn vẫn nên gửi thư cho họ ít nhất 1 lần/tháng. Nếu không đạt được ngưỡng gửi tối thiểu này, khách hàng sẽ dần lãng quên bạn.
Lưu ý: Gửi Mail với tần suất đều đặn sẽ giảm lượng người đăng ký thoát cũng như lượng người người nhận báo cáo là thư rác.
Do đó, nếu đã cam kết gửi email với một tần suất nhất định cho khách hàng, hãy đảm bảo gửi những email hữu ích, có giá trị và hấp dẫn theo đúng lịch trình này. Điều quan trọng ở đây là vừa bảo đảm nội dung phù hợp vừa bảo đảm đủ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ này.
- Không gửi mail quá một lần trong vòng 48 giờ
Nếu bạn gửi thư với nội dung tin tức chung chung hoặc mục đích quảng bá, bán hàng trong vòng 48 giờ từ khi gửi mail trước đó, sẽ làm tăng nguy cơ lượng người nhận hủy đăng ký nhận tin và giảm tỷ lệ phản ứng của người nhận.
Tuy nhiên, nguyên tắc này không áp dụng cho các email thông báo tin tức “nóng hổi” hoặc những nội dung khác hợp lý về mặt thời gian.
- Phân đoạn tần suất
Với nhóm khách hàng có thể có tỷ lệ phản ứng cao hơn nếu nhận được email hàng tuần, một nhóm khác lại có tỷ lệ phản ứng tốt hơn nếu nhận email hàng tháng. Vì vậy, hãy thử cân nhắc điều chỉnh tần suất gửi email dựa trên phân đoạn danh sách người nhận.
Cơ sở phân đoạn nên dựa trên số liệu thống kê, từ việc phân tích tỷ lệ phản ứng của người nhận.
Hoặc tốt hơn là, hãy hỏi thẳng khách hàng của bạn, họ muốn nhận email với tần suất như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí thực hiện nghiên cứu thị trường và phân đoạn khách hàng, đồng thời vẫn bảo đảm được rằng khách hàng của bạn nhận được đúng điều mà họ yêu cầu.
- Sử dụng các chuẩn đo
Tần suất gửi Email cũng cần được điều chỉnh dựa trên tỷ lệ phản ứng của người nhận đối với từng hiến dịch. Email Marketing mang lại cho doanh nghiệp nhiều thông tin hơn hầu hết các phương tiện marketing nào khác. Nên sử dụng các dữ liệu này để đánh giá và tìm ra tần suất gửi email phù hợp.
Ví dụ, trong một chiến dịch Email Marketing, số liệu phân tích cho thấy 15% người nhận mail nhấp chuột vào đường dẫn CTA trong email, nhưng chỉ có 10% trong số đó thực hiện giao dịch. Với 5% còn lại, hãy thực hiện một chiến dịch Email Marketing riêng biệt hướng vào những người quan tâm sản phẩm/dịch vụ của bạn, sử dụng hình thức khuyến mãi, gửi Mail trong vòng 1 tuần sau đó. Và theo dõi sát sao các phản ứng của họ.
Kết luận: Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn thiết lập tần suất gửi email phù hợp. Chúc bạn thành công với chiến dịch Email Marketing của mình
>> Tham gia Cộng đồng trên Facebook của Salekit.io để cập nhật thông tin hữu ích nhé!