Cách tiếp cận khách hàng trên Instagram
Hiện nay, Instagram đang là một trong những trang mạng xã hội thu hút và được sử nhiều nhất. Chính vì thế cách tiếp cận khách hàng trên Instagram đã giúp tăng tối đa lượng khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số cho doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp làm thế nào để tiếp tiếp cách khách hàng trên nền tảng này? Hãy cùng Salekit.io tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Các cách tiếp cận khách hàng trên instagram
1.1. Chạy quảng cáo instagram để thu hút khách hàng
Một cách đơn giản nhất để giới thiệu thương hiệu của doanh nghiệp đến khách hàng đó là chạy quảng cáo. Khi sử dụng công cụ này bạn sẽ thu thập được thông tin khách hàng như địa chỉ email, ngày sinh, nơi ở, việc làm,...
Với các thông tin thu thập được, doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích từ đó xác định được xu hướng và đặc điểm mua hàng của khách hàng, đồng thời lưu trữ và sử dụng vào việc phát triển các chiến lược marketing. Ngoài ra, dựa vào những thông tin đó doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn các nội dung quảng cáo phù hợp với các đối tượng mục tiêu.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thể chạy quảng cáo chuyển đổi để tăng lượt tải xuống và chạy quảng cáo ưu đãi để tiếp cận khách hàng tiềm năng, gia tăng doanh số.
Quảng cáo trên Instagram
1.2. Sử dụng nút tìm kiếm để tiếp cận khách hàng
Trên thanh công cụ của instagram có 5 nút bấm, người bán hàng chọn nút có hình kính lúp - nút popular (phổ biến). Tại đây instagram sẽ gợi ý cho bạn các hình ảnh ngẫu nhiên được tải lên từ các tài khoản khác nhau. Để thu gọn phạm vi bạn có thể lựa chọn tìm kiếm theo các tên riêng. Sau khi tiếp cận được khách hàng thông qua nút tìm kiếm người bán hàng cần bấm nút follow và thực hiện kết hợp thêm các cách khác để đạt hiệu quả cao nhất.
1.3. Thiết kế Landing page thu hút khách hàng
Khi khách hàng bị thu hút bởi trang instagram của doanh nghiệp và ấn vào liên kết họ sẽ được chuyển đến Landing page của doanh nghiệp. Để có thể giữ chân khách hàng ở lại và tiếp tục tìm hiểu về sản phẩm của doanh nghiệp thì việc sở hữu một Landing page thu hút là không thể thiếu.
Thiết kế Landing Page
Trang Landing page của doanh nghiệp cần đảm bảo nội dung rõ ràng, sinh động và hấp dẫn, thỏa mãn được nhu cầu người mua. Ngoài nội dung chính, trên Landing page có thể chèn thêm hình ảnh, video phù hợp để không gây nhàm chán cho khách hàng.
Và để tạo ra được Landing page đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên cũng như dễ dàng thao tác và quản lý doanh nghiệp có thể tham khảo tính năng “Tạo và quản lý Landing page” của phần mềm SaleKit.io.
Landing page là một trang có giao diện, nội dung và tên miền giống như một trang web bình thường nhưng chỉ tập trung vào một nội dung nhất định. Mục tiêu chính là thu hút lượt xem, lượt click hay kích thích hành vi mua hàng của khách hàng. Landing page của SaleKit.io có tỷ lệ chuyển đổi cao, khách hàng có thể đăng ký miễn phí để nhận 1 thứ gì đó, có thể dùng thử, nhận miễn phí ebook, hướng dẫn,... Và sau này doanh nghiệp sẽ sử dụng tệp khách thu thập được để marketing.
Tính năng tạo và quản lý Landing page của phần mềm SaleKit.io ưu việt hơn so với các phần mềm khác khi tích hợp rất nhiều chức năng khác nhau như:
- Ứng dụng biến trong landing page: Với Landing page của SaleKit.io, doanh nghiệp có thể ứng dụng biến để hiển thị thông tin theo dữ liệu khách hàng đã điền trước đó giúp cá nhân hóa thông tin khách hàng hoặc ghi nhận affiliate cho cộng tác viên,...
- Dễ dàng kích hoạt tính năng affiliate cho Landing page: Với Landing page của SaleKit.io, bạn có thể tự động thiết lập affiliate cho Landing page của mình, ghi nhận những khách hàng vào từ link giới thiệu từ cộng tác viên. Hệ thống sẽ tự động ghi nhận mã affiliate trong vòng 30 ngày theo cơ chế last click, doanh nghiệp chỉ cần thêm ?ref=ma-affiliate vào đường dẫn xuất bản Landing page làm affiliate.
- Landing page - hình ảnh: Doanh nghiệp có thể dễ dàng thêm nội dung hình ảnh vào Landing page để trang trở nên sinh động và thu hút hơn.
- Landing page tiêu đề và văn bản: Một tiêu đề ấn tượng sẽ giúp trang gây ấn tượng ban đầu với khách hàng bởi vì nó sẽ đề cập tóm tắt về chủ đề chính mà trang đề cập tới. Tại Landing page của SaleKit.io doanh nghiệp có thể dễ dàng tạo tiêu đề, thiết kế và thêm các hiệu ứng theo đúng ý mình.
- Landing page - form: Form là đối tượng dùng để thu thập thông tin khách hàng truy cập vào trang Landing page.
- Landing page - lưu data khách hàng điền form: Sau khi tạo form xong trong Landing page, doanh nghiệp có thể cài đặt để lưu data khách hàng điền form và google sheet hoặc đẩy dữ liệu sang CRM khác qua Api để quản lý thông tin, tiếp tục chăm sóc một cách dễ dàng.
- Landing page - box: Box được dùng để thêm hình hộp vào Landing page, giúp bạn tạo khung/nền làm nổi bật các đối tượng khác.
- Landing page - button: Button cho phép doanh nghiệp tạo các nút bấm (nút kêu gọi hành động) vào Landing page.
- Landing page - Pen tool: Chức năng pen tool cho phép bạn thêm hình vẽ từ các đường kẻ vào Landing page để trang trí, phân đoạn,...
- Landing page - shape: Shape cho phép chèn thêm các biểu tượng vào Landing page.
- Landing page - video: Doanh nghiệp có thể thêm video vào Landing page bằng cách chèn link trên youtube hoặc video nguồn lưu trữ như vimeo.
- Landing page - Carousel: Carousel là tính năng cho phép doanh nghiệp tạo hiệu ứng chạy xoay vòng các đối tượng để hiển thị dưới dạng slide hoặc danh sách sản phẩm.
- Landing page - countdown: Chức năng countdown để hiển thị thời gian đếm ngược giúp đánh vào tâm lý khách hàng sắp hết thời gian để nhận quà, ưu đãi,...
- Landing page - popup: Chức năng này giúp bạn chèn một màn hình nhỏ trên landing page để khách hàng cung cấp thông tin hoặc hiển thị nội dung quảng cáo, nội dung lời chào, cảm ơn,...
- Landing page - iFrame: iFrame là đối tượng cho phép doanh nghiệp chèn các đoạn mã HTML vào Landing page của mình, có thể phục vụ các mục đích như chèn mã nhúng các tiện ích.
- Landing page - tabs: Tính năng này cho phép doanh nghiệp thiết kế nhiều nội dung tabs trong cùng 1 đối tượng, các nội dung từng tabs hiển thị khi nhấn vào tên tabs tương ứng, tương tự như bạn chuyển tabs trên trình duyệt máy tính.
- Landing page - gallery: Gallery (thư viện hình ảnh) thường được sử dụng trong landing page để giới thiệu sản phẩm qua nhiều hình ảnh minh họa, giúp hình dung của khách hàng về sản phẩm trở nên rõ nét, sinh động hơn.
- Landing page - Table: Đối tượng table được sử dụng để hiển thị dữ liệu theo dạng bảng trong Landing page giúp việc quản lý và thể hiện thông tin trở nên chuyên nghiệp, dễ hiểu hơn.
- Landing page - minimize: Chức năng này giúp rút gọn nội dung, thường được sử dụng để tạo các câu hỏi thường gặp cho Landing page. Mặc định minimize chỉ hiện thị các câu hỏi cùng nội dung câu trả lời trong câu hỏi đầu tiên, khi khách nhấn vào câu hỏi sẽ hiển thị nội dung tương ứng với câu hỏi đó và ẩn nội dung trong các câu hỏi còn lại.
- Gắn tên miền riêng vào Landing page: Khi tạo xong Landing page trên SaleKit.io, link page sẽ đi theo tên miền mặc định là SaleKit.io. Tuy nhiên doanh nghiệp có thể thay đổi tên miền của SaleKit.io sang tên miền của doanh nghiệp.
1.4. Check - in địa điểm để tiếp cận khách hàng địa phương
Giống như nhiều trang mạng xã hội khác, mỗi nội dung, hình ảnh đăng tải trên instagram doanh nghiệp đều có thể check - in (đánh dấu địa điểm). Nhờ hành động này doanh nghiệp và khách hàng xung quanh có thể dễ dàng tìm thấy nhau hơn.
1.5. Follow và tương tác với các khách hàng tiềm năng trên instagram
Mục đích của việc tiếp cận khách hàng là để thu hút sự chú ý của khách hàng đến trang instagram của doanh nghiệp. Khi đã có trong tay danh sách các khách hàng tiềm năng doanh nghiệp cần thường xuyên tương tác với các khách hàng này như thích hình ảnh, bình luận vào các bài đăng để có thể thu hút sự chú ý của họ. Việc thường xuyên tương tác sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ về khách hàng cũng như nhu cầu khách hàng để định hướng bán sản phẩm và tạo mối quan hệ thân thiết với khách hàng.
Cách làm này phải thực hiện chủ động và tốn nhiều thời gian nên các doanh nghiệp cần sự kiên trì, không vội vàng. Bên cạnh đó, sử dụng cách làm này sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vì nó không tốn bất cứ một chi phí nào mà hiệu quả đem lại vẫn rất cao.
Follow và tương tác trên Instagram
1.6. Tối ưu các liên kết
Để phân bố các liên kết một cách hợp lý, phần giới thiệu trên instagram nên được phân chia một cách hợp lý và tận dụng được tối đa. Phụ thuộc vào mục đích của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể điền các thông tin liên quan đến sản phẩm, đánh giá của khách hàng, hay các cuộc khảo sát.
Lưu ý các liên kết cần ngắn gọn, luôn gắn liên kết thương hiệu, chèn link vào các bài đăng trên instagram nhằm chuyển hướng tới nội dung quảng cáo, đảm bảo liên kết luôn được theo dõi.
1.7. Sử dụng instagram story và tính năng vuốt lên
Ngoài tiểu sử ở đầu trang và Landing page, instagram còn cho phép doanh nghiệp chèn các liên kết vào mỗi story qua tính năng swipe up. Tất cả những gì khách hàng cần làm là vuốt lên và nhấp vào link của doanh nghiệp. Bằng cách gắn link vào các story với số lượng không giới hạn, instagram story được xem là có hiệu quả cao hơn phần tiểu sử ở đầu trang.
Story trên Instagram
1.8. Dùng hashtag liên quan đến mặt hàng kinh doanh
Trên instagram các doanh nghiệp có thể tìm kiếm các hashtag liên quan đến sản phẩm, giới tính, phong cách,...mà doanh nghiệp hướng đến trong phần tìm kiếm. Doanh nghiệp có thể tiếp cận các khách hàng có chung sở thích, đam mê, phong cách thông qua hashtag. Sau khi tìm kiếm khách hàng bằng hashtag, doanh nghiệp đừng quên bấm follow và tiếp tục chăm sóc các khách hàng tiềm năng này.
Hashtag trên Instagram
1.9. Xây dựng hệ thống mạng lưới tiếp thị liên kết
Xây dựng hệ thống mạng lưới tiếp thị liên kết đang là hình thức được nhiều doanh nghiệp áp dụng khi tìm cách tiếp cận khách hàng tiềm năng trên instagram. Những lý do giúp hình thức này ngày càng được sử dụng rộng rãi: chứa nhiều ưu điểm như đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, tránh được nhiều rủi ro, tiếp cận được nhiều khách hàng mới, đạt hiệu quả cao trong việc nâng cao hiệu quả bán hàng.
Ngày nay, các doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng hệ thống mạng lưới tiếp thị liên kết thông qua nhiều phần mềm khác nhau, đặc biệt các doanh nghiệp có thể sử phần SaleKit..io - một phần mềm chăm sóc khách hàng đang được sử dụng rộng rãi hiện nay. Tính năng Affiliate của SaleKit.io giúp doanh nghiệp dễ dàng tạo ra hệ thống màng lưới tiếp thị liên kết.
Affiliate của SaleKit.io là tính năng để khách hàng cũ giới thiệu khách hàng mới đến với thương hiệu/doanh nghiệp và người giới thiệu sẽ nhận được các phần quà khi giới thiệu thành công đủ số lượng theo yêu cầu của chương trình. Tính năng này giúp chủ doanh nghiệp tăng số lượng khách hàng quan tâm nhanh chóng mà không cần quá nhiều chi phí để truyền thông, quảng cáo.
Đặc biệt Affiliate của SaleKit.io có nhiều đặc điểm nổi trội như:
+ Dễ tạo được niềm tin giúp khách hàng nhanh chóng mua hàng do sản phẩm được giới thiệu từ những khách hàng đã từng mua và sử dụng trước đó.
+ Doanh nghiệp khi sử dụng Affiliate của SaleKit.io sẽ thu được những nguồn dữ liệu khách hàng chất lượng từ các kênh Marketing, từ đó tăng thêm nguồn khách hàng tiềm năng và tăng hiệu quả bán hàng.
+ Tiết kiệm một khoản chi phí lớn cho doanh nghiệp.
Cách xây dựng chiến lược tiếp cận khách hàng trên instagram hiệu quả
2.1. Nghiên cứu khách hàng mục tiêu
Để đảm bảo chiến dịch tiếp cận khách hàng trên instagram đạt được thành công, các doanh nghiệp cần xác định rõ nhóm khách hàng mà mình hướng đến là ai? Nhóm người này có những đặc điểm gì? Và xu hướng mua hàng của họ như thế nào? Để trả lời các câu hỏi trên doanh nghiệp phải nghiên cứu chi tiết về khách hàng mục tiêu, phân tích và hình thành được chân dung sơ bộ về những khách hàng đấy. Khi đã hiểu rõ khách hàng của mình doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn các cách tiếp cận khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng.
Khách hàng của doanh nghiệp
2.2. Xây dựng nội dung đơn giản
Kết quả của chiến dịch tiếp cận khách hàng trên instagram không chỉ dựa vào doanh số bán hàng mà còn dựa vào số lượt khách hàng nhấn vào và xem sản phẩm, những người dùng này vẫn sẽ được xem là khách hàng tiềm năng.
Để phát huy được hiệu quả, doanh nghiệp cần đảm bảo các dữ liệu liên quan đều được phân tích chính xác. Đồng thời dựa vào tâm lý và tỷ lệ quan tâm của khách hàng đến sản phẩm, cung cấp nội dung quảng cáo riêng cho từng khách hàng mục tiêu sẽ giúp gia tăng giá trị cá nhân và thắt chặt mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng.
Nội dung trên Instagram
2.3. Tạo các mini game, tặng quà miễn phí để thu thập thông tin khách hàng
Doanh nghiệp có thể tổ chức các mini game, tặng quà miễn phí nhằm thu hút sự chú ý và tạo sự tò mò đến với cộng đồng. Ví dụ như các chương trình ưu đãi và giảm giá, thông tin quảng cáo, hoặc yêu cầu khách hàng làm một bài khảo sát, đăng bình luận và gắn thẻ bạn bè để họ giành giải và nhận được phần thưởng từ doanh nghiệp. Thông qua đó doanh nghiệp sẽ được giới thiệu rộng đến nhiều đối tượng khách hàng đồng thời có thể thu thập thông tin khách hàng để có thể có thể tiếp tục chăm sóc về sau.
2.4. Tự động tiếp thị theo dấu chân khách hàng
Tự động tiếp thị theo dấu chân khách hàng là cách làm hiệu quả giúp tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng. Thông qua cách làm này khách hàng sẽ nhận được những nội dung quảng cáo phù hợp với nhu cầu, mong muốn của bản thân, từ đó kích thích khách hàng hành động thực hiện hành vi mua hàng.
Tự động tiếp thị theo dấu chân khách hàng
Marketing Automation là khái niệm dùng để chỉ việc sử dụng các phần mềm tự động trong quy trình marketing của doanh nghiệp. Phần mềm này sẽ được thiết kế để đảm nhận và tối ưu hóa các nhiệm vụ tiếp thị được vận hành trơn tru, hiệu quả, đúng tiến độ.
Các doanh nghiệp có thể sử dụng tính năng Automation - Tự động theo hành vi khách hàng của phần mềm chăm sóc khách hàng SaleKit.io để có thế tự động tiếp thị theo dấu chân khách hàng. Automation của SaleKit.io có nhiều ưu điểm vượt trội để các doanh nghiệp yên tâm lựa chọn như:
- Mang lại khả năng mở rộng thị trường: Sử dụng Automation của SaleKit.io giúp doanh nghiệp thu thập thêm dữ liệu khách hàng, mở rộng thị trường kinh doanh.
- Báo cáo hiệu quả kinh doanh: Qua phần mềm SaleKit.io các doanh nghiệp dễ dàng quan sát được hiệu quả chiến dịch theo ngày, tuần, tháng hoặc kênh,...Từ đó có thể đưa ra các quyết định cải thiện chính xác, hiệu quả cho chiến dịch marketing của mình.
- Giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi, tối ưu hóa hiệu suất bán hàng.
- Cung cấp bức tranh rộng hơn và chi tiết hơn về hành vi khách hàng, giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu của khách hàng, xác định khách hàng tiềm năng, tự động hóa quy trình giữ chân khách hàng.
- Tối ưu chiến dịch marketing hiệu quả, hạn chế những rủi ro không đáng có (như gửi nhầm email cho khách hàng, gửi sai thời điểm, không đúng sản phẩm,...).
Xem thêm: 9+ cách tiếp cận khách hàng nước ngoài hiệu quả
Qua bài viết, Salekit.io đã truyền tải đầy đủ cách thức tiếp cận khách hàng trên instagram cũng như những điều cần lưu ý để đảm bảo sự thành công của chiến dịch. Hi vọng với bài viết này doanh nghiệp có thể tìm ra cách tiếp cận phù hợp với đối tượng khách hàng và sản phẩm của mình, từ đó ngày càng mở rộng thị trường kinh doanh của doanh nghiệp.